Google Sandbox Là Gì? Cách Nhận Biết Và Khắc Phục Google Sandbox

Nhiều người làm SEO tin rằng, đối với những website mới thực hành SEO sẽ phải trải qua một giai đoạn đầu “thử việc”. Cụ thể, đây là giai đoạn mà người SEOer đã thực thi toàn bộ các hành động cần thiết để nâng cao thứ hạng website, phát triển các nhóm từ khóa và tăng mức độ hiển thị của website, nhưng không tạo ra kết quả nào khả thi. Tuy không được xác nhận chính thức, quá trình “thử việc” hay còn gọi là Google Sandbox vẫn là hiệu ứng thường thấy trong cộng đồng SEO. Do vậy, làm cách nào để một website tránh được thử thách này? Hoặc làm thế nào nhận biết Google Sandbox và rút ngắn thời gian Sandbox từ Google? Qua bài viết này, Dương Nguyễn sẽ giải đáp tổng quan các khía cạnh khác nhau của Google Sandbox, nhằm hỗ trợ SEOer triển khai hiệu quả SEO cho website mới lên top tìm kiếm của Google.

1. Google Sandbox là gì?

Sandbox trong tiếng anh có nghĩa là hộp cát. Google Sandbox là thuật ngữ thường được các SEOer nhắc đến. Google Sandbox được hiểu đơn giản là một bộ lọc, một “hộp cát” mà Google tạo ra nhằm kiểm soát, ngăn chặn các website mới có được thứ hạng cao trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm Google. Thời gian “thử việc” này thường kéo dài trong khoảng 2 tháng hoặc hơn thế nữa. Tuy nhiên, bạn hãy kiên nhẫn và làm hết các hoạt động nhằm SEO website lên top Google, chờ đợi Google phê duyệt và nhận kết quả xứng đáng sau quá trình chờ đợi đó.

1.1. Thuật toán Google Sandbox được phát hiện khi nào?

Quay ngược trở về những năm 2004, nhiều nhà SEOer lúc này nhận thấy rằng: Trong quá trình triển khai SEO cho một website mới, dù đã được Google Index hợp lệ, nhưng nhiều website vẫn chưa được xếp hạng trên SERPs.

 

Khi nghiên cứu kỹ hơn về hiệu ứng này, nhiều SEOer chuyên nghiệp đã đưa ra kết luận: Thuật toán Google cần một khoảng thời gian, từ vài tuần đến vài tháng, để đánh giá tính xác thực, cũng như chất lượng mà website mới mang lại cho người dùng. Vì vậy, tuy sự kìm hãm không mong muốn này khá tốn thời gian, nhưng thực sự hợp lý đối với mục tiêu ban đầu của Google – đưa đến kết quả tương thích với nhu cầu người dùng.

1.2. Sự phát hiện của Google Sandbox trong SEO

Trên thực tế, Rand Fishkin, Co-founder của MOZ cũng đã từng tiết lộ với công chúng rằng: Đâu đó trong khoảng 9 tháng tối ưu SEO bằng các backlink tự nhiên và phương pháp whitehat, MOZ vẫn bị Google Sandbox quét qua và phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ.

Mãi cho đến năm 2014, Google Sandbox lại tiếp tục tạo ra một cuộc thảo luận quy mô lớn trên thị trường SEO, khi nhiều chủ website và các nhà SEOer nhận thấy tốc độ xếp hạng trang web của họ đã không còn nhanh như trước. Dù chỉ được thảo luận trên các diễn đàn mũ đen và được đánh giá là kết quả của một bộ lọc chống spam khác từ Google, hiệu ứng này vẫn được nhiều chuyên gia SEO lưu tâm để tránh các rủi ro không cần thiết cho website.

2. Chức năng của Google Sandbox là gì?

Dù hiệu ứng Google Sandbox chỉ kéo dài trong vòng vài tháng, nhưng có một nguyên tắc bất di bất dịch mà nhiều SEOer ngầm thừa nhận: Google Sandbox cho phép Google tạo ra màng lọc khiến những website “Flash in the Pan” (ý chỉ những website chỉ thành công nhất thời) không được xếp hạng cao so với những website được xây dựng bài bản, với nội dung chất lượng, cập nhật thường xuyên.

Bởi mục tiêu cuối cùng của Google là đảm bảo các kết quả được hiển thị đến người dùng đều xuất phát từ các website có giá trị, được nâng cấp thường xuyên và liên quan mật thiết đến truy vấn tìm kiếm của nó. Do vậy, bộ lọc Google Sandbox giúp Google theo dõi các website mới dễ dàng hơn, cung cấp thông tin chính xác hơn trong SERPs thực tế.

3. Mục đích của sự ra đời Google Sandbox

Không chỉ tác động đến khả năng phán đoán của Google, Google Sandbox còn làm được nhiều hơn thế. Bộ lọc này ra đời để bảo vệ lợi ích của người dùng, cũng như lợi ích của những website được xây dựng chất lượng.

Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, Google Sandbox vẫn không ảnh hưởng nếu Google muốn kiểm tra content mới có thỏa mãn mong muốn người dùng. Như trong tình huống dưới đây, Google đang thử nghiệm cho website mới, khiến lượt traffic tăng đột ngột, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, Google đã trả lại chính xác thứ hạng cho từ khóa của bạn.

 

3.1. Hướng đến lợi ích người dùng

Google Sandbox được ra đời như một hiệu ứng để người dùng nhận được kết quả tìm kiếm xứng đáng nhất, triệt tiêu những website đáng ngờ, kém chất lượng nhưng dễ dàng tranh top tìm kiếm nhờ nhồi nhét những thủ thuật spam và SEO.

Một số thủ thuật không minh bạch được xếp vào mục spam như: liệt kê quá nhiều các backlink liên kết trong và ngoài website, spam keyword trên trang…

3.2. Có lợi cho website tốt, loại bỏ các website kém chất lượng hay spam

Google có tốc độ lập chỉ mục (index) nhanh nhất trong các công cụ tìm kiếm như Yahoo, Bing… Đây tuy là điểm mạnh nhưng cũng là nhược điểm để một số SEOer mũ đen lợi dụng. Chúng sẽ cố gắng tạo nhiều liên kết spam trỏ về website, giúp website có được backlink mạnh chỉ trong thời gian ngắn và đạt thứ hạng cao trên SERPs thực.

Điều này thật không công bằng với các website chất lượng đúng không nào? Tuy nhiên, nếu Google thẳng tay loại bỏ các website vi phạm, mà không đánh giá nguyên nhân của các liên kết spam kém chất lượng này, Google sẽ bỏ qua trường hợp website đó bị đối thủ chơi xấu và đánh mất website chất lượng.

Vì vậy, một thuật toán như Google Sandbox sẽ rất hữu ích trong trường hợp này. Bộ lọc Google Sandbox sẽ thỏa mãn cả hai phía của Google và các nhà SEOer. Một mặt, thuật toán này giúp Google kìm hãm website mới trong một khoảng thời gian để đánh giá thông tin, đưa ra hình thức xử phạt hợp lý. Mặt khác, thuật toán còn trao cho SEOer cơ hội nhìn nhận lại tính tương thích giữa website so với các tiêu chí của Google, tự đánh giá chất lượng website và kịp thời thay thế các vấn đề phát sinh.

4.  Làm sao để nhận biết website bị Google Sandbox?

Dĩ nhiên, sau khi khắc phục các vấn đề trên website, thuật toán Google Sandbox sẽ bỏ qua để đưa trang web về chính xác với thứ hạng của nó. Nhưng nếu website vẫn có mật độ spam dày đặc, bạn sẽ tiếp tục nằm trong tầm ngắm của Google Sandbox và dẫn đến hành động phạt vĩnh viễn.

Vậy làm cách nào để bạn nhận ra website đang bị Google Sandbox để ý tới?

4.1. Dấu hiệu nhận biết

Hầu hết những website mới thành lập, mới đăng ký tên miền sẽ được chuyển đến Google Sandbox.

Để nhanh chóng nhận ra giai đoạn này, bạn có thể để ý đến một số dấu hiệu sau:

  • Keyword nằm ngoài TOP 100 dù đã tuân thủ quy trình SEO.
  • Website giảm tương tác, mặc cho hàng loạt các phương pháp SEO khác nhau.
  • Mức độ nặng nhất là khi không có bất kỳ dấu hiệu tồn tại nào của website trên SERPs.

Google sẽ dựa trên liên kết từ website khác khi Googlebot thu thập thông tin để tìm thấy website của bạn. Do vậy, Google thật ra biết được sự tồn tại của bạn, biết website của bạn gồm những thành phần gì, nhưng sẽ tạm thời không cho phép bạn được hiển thị trong SERPs.

4.2. Kiểm tra bằng công cụ

Một cách khác để nhận định website của bạn đã rơi vào hiệu ứng Sandbox là kiểm tra bằng các công cụ.

Đầu tiên, khi nhận thấy các từ khóa trong website được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Yahoo, Bing, Cốc Cốc… nhưng trên Google thì không có thứ hạng hoặc ở vị trí 300 trở lên, website của bạn chắc chắn đã bị “giữ chân” ở Google Sandbox.

 

Thứ hai, bạn có thể tiến hành kiểm tra thông qua công cụ Google Search Console: Vào mục “Security & Manual Action”, chọn “Manual Action” để đọc lại các thông báo từ Google về các sai phạm và nguyên nhân khiến website không hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Tuy nhiên, sẽ có trường hợp website không dính hình phạt của Google Sandbox như hình bên dưới, nhưng website đó vẫn không được xếp hạng. Lúc này, các SEOer nên đánh giá xem liệu website có đang dính thuật toán Panda hay Penguin và tìm cách khắc phục chúng.

 

5. Nguyên nhân bị dính Google Sandbox

Trong trường hợp website rơi vào giai đoạn Google Sandbox, việc đầu tiên mà SEOer cần làm là tìm ra nguyên nhân của vấn đề để đề ra hướng giải quyết kịp thời. Vì vậy, nguyên nhân nào khiến đa số các website mới rơi vào tình trạng này?

5.1. Nội dung sao chép, trùng lặp, giống nhau về đường dẫn URL

Một website có nội dung như nhiều website khác, có URL tương tự với các website khác thể hiện cho Google thấy website của bạn là nội dung copy và không mang lại giá trị cho người dùng.

Tuy nhiên, trong cùng một lĩnh vực, cùng một ngành hàng, sự tương đồng về thông tin sản phẩm/ dịch vụ là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Do đó, bạn cần khéo léo trong việc truyền tải thông điệp đến người đọc, bằng việc nghiên cứu chuyên sâu hơn nguồn thông tin có được và chuyển đổi thành văn phong riêng cho website của mình.

5.2. SEO quá đà cho website mới

Đây là một lỗi xuất phát từ sự nôn nóng của nhiều SEOer khi cố gắng tối ưu SEO cho website mới. Bạn sẽ cố gắng nhồi nhét nhiều thủ thuật SEO và spam nhất có thể, trỏ nhiều backlink nhưng nội dung còn kém chất lượng… Kết quả là chính bạn đưa website vào tầm ngắm của Google Sandbox. Vì vậy, biết tiết chế vừa đủ cho website sẽ tốt và thân thiện với người dùng hơn, so với việc tối ưu SEO On-Page kém hay lạm dung kỹ thuật SEO quá nhiều cho một website mới.

5.3. Lượng backlink tăng đột ngột trong một thời gian ngắn

Trỏ nhiều backlink về một website là cực kì bình thường hoặc có thể cực tốt nếu xuất phát từ các trang web có độ uy tín cao. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý đến mật độ hiển thị trên website của mình, bởi sẽ rất khó để Google tin, khi một website mới hình thành lại có lượng backlink phong phú chỉ sau vài tuần.

Tệ hơn nữa nếu chúng là những backlink kém chất lượng, chứa nội dung bạo lực, phản cảm hoặc đã từng nằm trong thuật toán Google Sandbox.

5.4. Bị đối thủ chơi xấu

Mặc cho ảnh hưởng tiêu cực của nó đến thị trường hiện nay, việc cạnh tranh không lành mạnh trong bất kỳ lĩnh vực nào vẫn luôn luôn xảy ra. Việc duy nhất bạn có thể làm là tạo thói quen thường xuyên kiểm tra website, kịp thời ngăn chặn ảnh hưởng từ các link ẩn được đối thủ chèn vào với mong muốn làm website của bạn dính spam và giảm chất lượng.

6. Cách khắc phục khi website bị Google Sandbox

Sau khi đã biết được nguyên nhân khiến website bị “giữ chân” trong vài tháng với Google Sandbox, chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn một số cách nhằm khắc phục tình trạng này.

6.1. Phân tích nguyên nhân khiến website bị coi là spam

Tình trạng Google Sandbox của một website kéo dài lâu hơn dự tính thường bắt nguồn từ khả năng phân tích cốt lõi vấn đề của nhà SEOer. Nếu không tìm ra nguyên nhân và kịp thời sửa đổi phương thức SEO hợp lý, bạn đã góp phần tăng thời gian Google Sandbox rà soát website và kiểm soát khả năng thăng hạng của website đó.

6.2. Tối ưu từ khóa ở mức độ vừa phải

Việc tối ưu hóa quá nhiều cho một từ khóa sẽ khiến Google cho rằng bạn đang spam từ khóa đó. Điều này làm website bị ảnh hưởng bởi Google Sandbox và ngăn chặn mật độ hiển thị của nó trong trình duyệt. Sẽ mất một thời gian để Google có thể thẩm định chất lượng của bài viết, từ khóa và tiến hành gỡ Google Sandbox.

Ứng dụng công cụ Yoast SEO là một cách để kiểm soát mật độ của một từ khóa. Nếu không thể thêm vào website loại Plugin này, bạn có thể giới hạn chỉ 8 đến 10 từ khóa cho các bài viết với mật độ từ 1000 đến 1200 từ.

Ngoài ra, phân bổ đều các từ khóa cho cả bài cũng là cách mang lại sự liền mạch cho bài viết, để người đọc dễ dàng nắm bắt thông điệp mà bài viết muốn truyền tải. Cùng với các từ khóa phụ, từ khóa đồng nghĩa đi kèm từ khóa chính sẽ giúp bài viết trông tự nhiên hơn và có độ tín nhiệm hơn đối với Google.

6.3. Chọn mua các domain có tuổi đời cao

Những website mới thường có ít độ uy tín cũng như ít lượng backlink trỏ về. Do vậy, các domain cũ có tuổi đời cao hoặc đã hết hạn sẽ là cách tối ưu hơn giúp website tránh khỏi hiệu ứng Google Sandbox.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đến lịch sử của những domain này trước khi tiến hành đặt mua. Yêu cầu đầu tiên cho một domain đáng để đặt mua là tính minh bạch, chưa từng có tình trạng spam nào trước đây. Mặt khác, nếu chọn mua một domain cùng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cũng rút ngắn thời gian triển khai tối ưu SEO cho các nhà SEOer.

6.4. Kiểm soát số lượng cũng như chất lượng backlink và outbound link

Google sẽ đi theo các liên kết từ website khác để tìm thấy website của bạn, nên việc tăng đột ngột số lượng backlink và Outbound link chắc chắn sẽ bị Google để ý. Để kiểm tra liệu website có đang tăng giảm số lượng link hay không, nhà SEOer có thể tìm hiểu các công cụ như Ahrefs hoặc Google Search Console.

Theo đó, khi xây dựng backlink, các SEOer nên lưu ý những điều sau:

  • Cường độ xây dựng backlink thường xuyên và đều đặn, tránh triển khai ồ ạt vào một thời điểm.
  • Backlink có độ uy tín cao. Bạn có thể dùng MOz hoặc Google Search Console để kiểm tra chất lượng backlink của mình.

Để kiểm tra Outbound Link (hay còn gọi là External Link), các SEOer có thể dùng các công cụ như:

  • External link cho toàn website: Công cụ Screaming Frog.
  • External link cho 1 trang cụ thể: Công cụ SEOquake.

6.5. Đảm bảo nội dung Unique

Một bài viết chất lượng sẽ chứa cụm từ khóa chính và phụ xen lẫn nhau, nội dung hướng người dùng, và chắc chắn không sao chép từ những nội dung có sẵn của các website khác.

Google hiện nay đang ngày càng khắt khe trong việc đánh giá tiêu chuẩn của nội dung website. Vì vậy đừng sử dụng các phần mềm spin content để trộn nội dung rồi đăng lại trên website. Việc thay đổi vụng về này rất dễ bị Google phát hiện, dẫn đến hiện tượng “từ khóa ăn thịt lẫn nhau”. Hoặc tệ hơn thế nữa, Google sẽ cho rằng bạn đang cố tình spam từ khóa đó và đưa website vào giai đoạn Google Sandbox.

Để tránh khỏi nguy cơ rơi vào giai đoạn Google Sandbox, bài viết của bạn phải ngày càng độc đáo và thu hút hơn các đối thủ cạnh tranh.

6.6. Không SEO quá đà cho website mới

Nếu có đủ khả năng để mua các domain có tuổi đời cao, bạn có thể bỏ qua ý này và đến với thông tin tiếp theo.

Tuy nhiên, sẽ có nhiều doanh nghiệp vẫn thiết kế website với các domain mới và nôn nóng vị trí Top đầu trên Google SERPs. Điều này đã được chỉ ra là nguyên nhân khiến Google nghi ngờ và tiến hành đưa website của bạn trong phạm vi quan sát vài tháng. Do vậy, một số cách khắc phục cho hành động này có thể như:

  • Chỉ sử dụng duy nhất một Heading 1 trong một bài viết.
  • Không đặt từ khóa chính một cách máy móc, hãy linh hoạt đặt nó ở một vài vị trí và thay thế bằng các từ khóa phụ.
  • Đừng lạm dụng anchor text chỉ để tăng tương tác cho Internal Link.
  • Tránh nhồi nhét từ khóa (Keyword Stuffing)

7. Lưu ý khi website bị dính Google Sandbox

7.1. Kiên định và bền bỉ

Đây là hai nguyên tắc cần chú ý khi lựa chọn các kỹ thuật SEO website. Theo nghiên cứu từ thị trường, kết quả SEO cho SEO mũ đen và SEO mũ xám mang về sẽ rất nhanh. Tuy nhiên điều này cũng có rủi ro rất lớn. Khi bị phát hiện, website của bạn sẽ bị ngưng index, được đưa vào giai đoạn Sandbox và có thể kéo dài thời gian lên đến 6 tháng. Vì vậy, SEO mũ trắng vẫn sẽ là lựa chọn được Google đánh giá cao hơn cả.

7.2. Nhìn lại những điểm website còn thiếu sót

Giai đoạn Sandbox là cơ hội cho các SEOer có thể tự đánh giá lại giá trị website của mình đang đem đến cho người dùng. Do vậy, một nhà SEOer sẽ cần khắc phục hàng loạt những điều sau:

  • Hủy các liên kết ngược gây hại cho website.
  • Kiểm tra các link ẩn cố ý làm giảm chất lượng website.
  • Các vấn đề thiếu sót khác ngoại trừ nội dung và nhồi nhét kỹ thuật SEO quá nhiều.

8. Làm thế nào để tránh hoặc giảm khoảng thời gian Sandbox?

8.1. Làm cho trang web của bạn được lập chỉ mục một cách nhanh chóng

Lập chỉ mục là quá trình Google Index cho một trang web, hay đúng hơn là việc Google thu thập thông tin và đánh giá dữ liệu của một website, dựa vào đó để trả về kết quả trùng khớp với truy vấn người dùng.

Một website nằm trong vòng thời gian Google Sandbox là khi có ít hoặc không có bất kỳ người dùng nào tìm kiếm được thông tin của bạn trên SERPs. Vì vậy việc đầu tiên cần làm là nhanh chóng lập chỉ mục cho website để có cơ hội tiếp cận người dùng dễ dàng hơn. Nếu website đang trong thời gian vận hành nhưng vẫn không có người truy cập, Google sẽ đưa website vào tầm ngắm và không cho phép chúng hiển thị trên SERPs.

Một cách để kiểm tra xem Google đã lập chỉ mục bao nhiêu trang trên website là tiến hành tìm kiếm cụm từ “site: yourdomain.com’’ trên Google Search. Nếu kết quả cho thấy website của bạn vẫn chưa được lập chỉ mục, bạn có thể đăng ký tên miền trên công cụ Google Search Console và chuyển tiếp sơ đồ trang XML của mình.

8.2. Xây dựng tín hiệu social

Các dấu hiệu được truyền từ mạng xã hội ảnh hưởng rất lớn đến sự tin tưởng của Google. Điều này cho thấy website của bạn ngày càng phổ biến trên các nền tảng truyền thông xã hội. Để nâng cao mật độ của tín hiệu xã hội không thể không nói đến việc chạy quảng cáo Facebook. Bằng cách xuất bản một bài viết thu hút, độc đáo trên blog của mình, sau đó bạn có thể chạy quảng cáo Facebook cho bài viết để thúc đẩy lưu lượng truy cập vào blog đó.

8.3. Sử dụng từ khóa đuôi dài

Trong khi bị Sandbox tác động, bạn vẫn có thể giảm bớt thời gian của hiệu ứng này bằng cách triển khai các bài viết có từ khóa đuôi dài (Long-Tail Keywords).

Bạn sẽ phải nghiên cứu các từ khóa đuôi dài này và đánh giá mật độ cạnh tranh của chúng. Việc áp dụng những từ khoá dài với lưu lượng tìm kiếm thấp này còn được gọi là phương pháp KGR trong nội dung SEO.

Trước tiên, bạn sẽ cần nghiên cứu các từ khóa tiềm năng, theo đó là kiểm tra Allintitle và tính KGR cho website. Những công cụ như Ahrefs và SEMrush sẽ hỗ trợ bạn, nhằm giúp website mới thành lập hoặc có độ uy tín chưa đủ cao nhanh chóng lên top tìm kiếm của Google.

Ngoài ra, việc nghiên cứu đối thủ và theo dõi các từ khóa mà đối thủ đang xếp hạng cũng là cách hiệu quả để mang đến lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Search) nhanh chóng cho website.

8.4. Xây dựng thẩm quyền cho website

Mục đích của Google là muốn những nội dung đáng tin cậy được hiển thị phổ biến hơn với người dùng, không nhằm mục đích nâng cao sự nổi tiếng của bạn.

Do vậy, là một trang web mới, bạn cần phải cho Google có nhiều dữ liệu hơn về website của bạn. Cụ thể hơn, bạn cần xây dựng thẩm quyền và sự tin tưởng trong mắt người dùng và Google, bằng các chỉ số người dùng tốt, liên kết chất lượng, đề cập từ website liên quan có thẩm quyền cao…

Thị trường SEO hiện nay đang phổ biến việc sử dụng các bộ link Entity để cho thấy hiệu quả tăng Authority và đưa website nhanh chóng thoát khỏi kỳ hạn của Google Sandbox.

8.5 . Link building chú trọng chất lượng hơn số lượng

Như bạn đã biết, một trong các cách khắc phục website rơi vào thời gian Google Sandbox là kiểm soát chất lượng cũng như số lượng của các loại link trên website.

Dĩ nhiên, nếu bạn tích cực hóa việc quảng bá website và đưa nhiều liên kết vào đó, Google sẽ thẳng tay đánh giá đó là hành vi spam và bỏ qua website của bạn. Tuy nhiên, các liên kết chất lượng cao lại tạo nên sự thay đổi cho tổng thể website, đưa bạn về đúng vị trí mà bạn mong muốn.

Vì vậy, tốt nhất là bạn không nên tập trung tạo ra quá nhiều các liên kết chỉ trong một giai đoạn ngắn. Hãy triển khai ít hơn và phân bổ đều các liên kết cơ bản mà bạn đã xây dựng. Bên cạnh đó, chỉ giữ cho văn bản có mức tối ưu hóa khoản dưới 3% và đảm bảo nhận được các tín hiệu xã hội tốt sẽ hiệu quả hơn cho văn bản của bạn.

Triển khai chậm, ổn định nhưng thật chặt chẽ sẽ giúp cho bất kỳ website nào phát triển hiệu quả hơn về lâu dài và xây dựng lòng tin với Google.

8.6. Mua một domain đang hoạt động

Nếu có thể chi một khoản tiền tập trung vào trang web có lượng truy cập tốt, đã hoạt động một thời gian và không có thu nhập, bạn hoàn toàn có thể chọn mua một tên miền đã và đang hoạt động. Hơn thế nữa, việc đầu tư vào domain đã hoạt động một thời gian cũng giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí SEO từ đầu cho các domain này.

8.7. Viết nội dung độc đáo, mới lạ

Content – Một yếu tố chắc chắn được Google quan tâm nhiều nhất khi quét qua một website bất kỳ.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp mới ngày nay đang không biết tận dụng thị trường màu mỡ này. Họ có xu hướng sao chép các nội dung từ nhiều nguồn liên quan, chưa có sự sáng tạo cho riêng mình và bỏ lỡ đi khả năng để lại dấu ấn trong tầm nhìn của người dùng. Việc tập trung xây dựng các nội dung độc đáo, có góc nhìn mới lạ, được chuyên biệt hóa cho doanh nghiệp sẽ là yếu tố không chỉ giúp website tránh được bộ lọc Google Sandbox, mà còn thúc đẩy người dùng chuyển đổi hành động.

Bên cạnh đó, khi xây dựng nội dung nên cập nhật thường xuyên và tránh các trường hợp trùng lặp thông tin. Đồng thời, việc báo cáo khi phát hiện bất kỳ website nào khác có hành vi ăn cắp thông tin trên trang của bạn cũng là hành động cực kỳ cần thiết.

9. Yếu tố nào ngăn một trang web mới xếp hạng?

EAT – một nguyên tắc quan trọng để Google đánh giá chất lượng tìm kiếm. Đây thực tế là viết tắt của Expertise – Authoritativeness – Trustworthiness có nghĩa là “chuyên môn, thẩm quyền và độ tin cậy”. Theo nguyên tắc này, chúng tôi sẽ đưa đến danh sách các yếu tố có thể ngăn một website đạt được thứ hạng cao trên SERPs.

9.1. Thiếu nội dung

Google sẽ cần rất nhiều dữ liệu để quyết định nên đưa ra hành động gì đối với website và các nhóm từ khóa (chủ đề) thuộc về website. Vì vậy, việc xây dựng không đủ nội dung trên website sẽ không đủ để Google thấu hiểu mức độ liên quan của chủ đề.

9.2. Thiếu tín hiệu của người dùng

Hiện nay, nhiều người làm SEO đang chú trọng vào các chỉ số CTR, Bounce rate (tỷ lệ thoát trang) và Dwell time là một trong các yếu tố để xếp hạng. Nguyên nhân là vì Google sẽ trì hoãn xếp hạng cho các từ khóa, cho đến khi họ có thể hiểu nhiều dữ liệu hành vi người dùng trên website của bạn và đặt nó so sánh với các website khác.

9.3. Thiếu các backlink chất lượng

Backlinks là một trong 3 yếu tố xếp hạng của Google, bên cạnh yếu tố nội dung và RankBrain. Nếu một nội dung đi kèm hồ sơ backlink yếu (weak backlink profile), cũng như website chưa có “link juice” giữa các liên kết nội bộ đủ mạnh mẽ, bạn khó có thể được Google xếp hạng top trên các website có hồ sơ backlink mạnh hơn.

Nghiên cứu dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về mối tương quan sâu sắc giữa số lượng tên miền được trỏ đến và thứ hạng website.

 

Bạn được quyền xây dựng backlink trong vòng chỉ một tháng, nhưng đối với backlink không chất lượng, Google vẫn dễ dàng bỏ qua chúng. Bên cạnh đó, đối với những hồ sơ backlink tăng trưởng quá nhanh chóng và được tối ưu hóa nội dung quá mức cũng khiến bạn bị Google xử phạt.

9.4. Thị trường và độ cạnh tranh

Khi được hỏi về sự khác biệt giữa các lĩnh vực khác nhau so với mức độ cạnh tranh và các kiểu nội dung, nhiều chuyên gia đã đưa ra các câu trả lời khác nhau như:

“Chắc chắn rồi. Google xếp hạng các ngành khác nhau với các tín hiệu khác nhau. Nó không phải là kiểu thuật toán xếp hạng “một-kích-cỡ-phù-hợp-cho-tất-cả”. Ở đây còn tùy thuộc vào thiết kế.” – Bill Sebald cho rằng.

“Những hiệu ứng như kiểu sandbox này là hoàn toàn khác biệt giữa các ngành khác nhau. Ví dụ các trang web về y tế và pháp lý có xu hướng cần nhiều thời gian và backlink chất lượng để được có mặt trên SERP. Điều này là có ý nghĩa khi bạn xem xét sự kiện các thông tin trên những website như vậy tạo ra ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người tìm kiếm; nội dung của họ phải được thực hiện nghiêm túc.” – Edward Sturm lại cho rằng

Trong khi đó, Eric Sachs có quan điểm khá trái ngược so với đồng nghiệp của mình. Eric không nhận ra bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào giữa các ngành khác nhau và giữa mức độ cạnh tranh và cho rằng Sandbox có mặt ở khắp mọi nơi.

10. Những câu hỏi liên quan đến Google Sandbox

10.1. Liệu Sandbox còn tồn tại và nếu có, nó kéo dài bao lâu?

Chúng tôi đã tìm thấy một vài ý kiến từ các chuyên gia lâu năm trong SEO cho câu hỏi “Trang web của tôi sẽ ở trong Google Sandbox bao lâu?”. Kết quả ghi nhận rằng, rất khó để đánh giá chính xác thời gian một website ở lại trong bộ lọc Sandbox của Google. Cách duy nhất để thoát ra tình trạng này là chờ đợi và tập trung vào chất lượng của website. Khi website đủ chất lượng thì không còn lý do nào để Google giữ chân bạn trong kết quả tìm kiếm của mình.

10.2. Tại sao giả thuyết về Sandbox lại quan trọng?

Dù thuật ngữ Google Sandbox chỉ mang tính giả thuyết trong cộng đồng các SEOer, tuy nhiên chúng lại ảnh hưởng rất quan trọng đến thứ hạng website của bạn. Hiệu ứng này giữ cho Google có nhiều thời gian hơn để đánh giá thương hiệu mới, cũng như chất lượng website và chống lại các vấn đề spam không mong muốn.

10.3. Google có từ chối sự tồn tại của Sandbox không?

Thực tế như hình dưới đây, Google chưa từng công nhận về thuật toán Sandbox trên toàn bộ các nền tảng truyền thông đại chúng của mình.

 

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn đề cập đến câu trả lời của John Mueller, một nhà phân tích xu hướng quản trị web của Google vào tháng 03 năm 2018. Khi được hỏi về hiệu ứng Sandbox trong các cuộc thảo luận về quản trị web, ông cho rằng:

“Liên quan đến Sandbox, chúng tôi không thực sự có sandbox truyền thống này như nhiều người làm SEO đã từng nói đến trong những năm trước. Chúng tôi có một số thuật toán có thể trông giống nhau, nhưng về cơ bản đây chỉ là những thuật toán cố gắng hiểu cách trang web phù hợp với phần còn lại của các trang web đang cố gắng xếp hạng cho các truy vấn đó. […] Lúc đầu, khi chúng tôi có một trang web mới luôn gặp khó khăn và chúng tôi không biết mình nên đặt nó ở đâu.”

Tuy không trực tiếp chấp nhận sự tồn tại của Sandbox, thuật toán mà John đang đề cập thật sự rất giống với thuật ngữ Google Sandbox mà chúng ta vẫn thường nhắc đến.

11. Lời kết

Google cực kỳ đánh giá cao người dùng của họ, và những website mang lại trải nghiệm người dùng tốt cũng vậy. Vì vậy, nếu bạn muốn nghiên cứu chuyên sâu về SEO, đừng bỏ qua thử thách ngắn hạn Google Sandbox từ Google. Dù chỉ kéo dài trong vòng vài tháng, nhưng thuật toán vẫn mang đến những trải nghiệm không tốt cho SEOer. Thấu hiểu cụ thể cách để tránh hoặc giảm bớt hiệu ứng này sẽ giúp các SEOer tự tin hơn trong việc triển khai tối ưu website mới lên công cụ tìm kiếm. Cũng như giúp SEOer đánh giá tường tận tính logic, chất lượng của một website mới, sửa chữa những thiếu sót đang gặp phải để thăng hạng nhanh chóng website lên top tìm kiếm của Google.

Hy vọng qua bài viết này, Duonge Nguyễn đã cung cấp đầy đủ các khía cạnh khác nhau về thuật toán Google Sandbox, nhằm giúp bạn nâng cao hiệu quả chiến dịch Digital Marketing của mình.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn cũng có thể tham khảo thêm khóa học SEO tại Dương Nguyễn. Khóa học giúp bạn nắm vững các kiến thức nền tảng trong lĩnh vực SEO và các kỹ thuật SEO Onpage, SEO Offpage hiện có. Ngoài ra, khóa học còn được biên tập riêng biệt, nhằm nâng cao nhận thức của học viên về tối ưu hóa SEO gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và hiệu quả của quá trình SEO trong hoạt động kinh doanh.

  • Nắm vững cách thức nghiên cứu và phân loại từ khóa
  • Xây dựng nội dung bài viết chuẩn SEO
  • Biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ hoạt động SEO
  • Tham khảo thông tin chi tiết tại Khóa học SEO – Tối ưu công cụ tìm kiếm Google

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Gọi điện ngay